Soạn Văn lớp 10 Bộ kết nối tri thức với cuộc sống | Văn bản 1: Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (Bài 4: Sức sông của sử thi)

Ngày 27/12/2022 11:11:14, lượt xem: 1334

Bài 4: SỨC SỐNG CỦA SỬ THI

Văn bản 1: HÉC-TO TỪ BIỆT ĂNG-ĐRÔ-MÁC (Trích I-li-át - Hô-me-rơ)

 

 

Câu 1. Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là một biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?

Trả lời:

Héc-to là hoàng tử của thành Tơ-roa, chàng luôn phải lo lắng cho sự an nguy của Tơ-roa. Sau khi Héc-to giết bạn thân của A-khin là Pa-tơ-rô-clơ, A-khin quay lại trả thù. Tơ-roa bị vây hãm, Héc-to không thể không tham chiến. Chàng phải từ biệt Ăng-đrô-mác để thực hiện bổn phận và chứng minh danh dự của mình. Đây là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi. Hành động của người anh hùng trong sử thi không chỉ hướng tới việc xác lập giá trị của bản thân, mà quan trọng hơn, gắn với việc bảo vệ cuộc sống của tập thể, của cộng đồng.

Câu 2. Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm nhân vật cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?

Trả lời:

Nhiều từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích như: Ăng-đrô-mác cánh tay trắng ngần; cô hầu gái xống áo thướt tha; đôi chân nhanh của A-khin; ánh đồng sáng lóa, mũ trụ sáng loáng, … Việc lặp lại này tạo điểm nhấn cho nhân vật, cụ thể hóa những dấu ấn riêng, đồng thời tạo nên tính chất “trì hoãn” trong kể chuyện sử thi.

Câu 3. Phân tích những đặc trưng của không gian sử thi trong đoạn trích.

Trả lời:

Không gian sử thi trong đoạn trích là không gian cộng đồng. Không gian ấy thân thuộc với Héc-to. Mọi hành động của chàng để bảo vệ, giữ gìn bình yên cho quê hương, xứ sở, cho nên ngay cả những khoảnh khắc có tính chất riêng tư, không gian thiêng liêng vẫn hiện diện.

 

ĐỌC THÊM SOẠN VĂN LỚP 10 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG | VĂN BẢN 3: CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ (BÀI 3: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

 

Câu 4. Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

Trả lời:

Ăng-đrô-mác yêu thương Héc-to hết mực, nàng lo lắng, đau khổ và sợ hãi rằng mình sẽ mất chồng, nhưng đồng thời, nàng cũng ý thức được bổn phận, trách nhiệm của bản thân và chồng đối với thành Tơ-roa.

Câu 5. Vì sao Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp? Bạn suy nghĩ gì về hành động của nhân vật này?

Trả lời:

Người anh hùng sử thi luôn sống vì danh dự và luôn ý thức được bổ phận của mình trước cộng đồng. Hành động của Héc-to chịu sự chi phối của quan niệm ấy.

Câu 6. Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa với đời sống ngày nay không? Vì sao?

Trả lời:

Đoạn trích đặt ra nhiều vấn đề nhân sinh có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay, chẳng hạn như những mất mát mà con người nếm trải qua chiến tranh, bổn phận của con người trước cộng đồng, sự hài hòa giữa những tình cảm riêng tư và trách nhiệm với tập thể.

Câu 7. Qua lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng Hy Lạp thời cổ đại.

Trả lời:

Mẫu người anh hùng của Hy Lạp cổ đại thể hiện “tính hài hòa sử thi”, một mặt đó là con người cá nhân với ý chí, tự do, suy nghĩ và hành động khoáng đạt, mặt khác đó còn là con người cộng đồng, có trách nhiệm, có bổn phận và danh dự.

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

 

Tin liên quan